Lịch sử Bratislava

Bài chi tiết: Lịch sử Bratislava
Những lần sáp nhập trong lịch sử
Công quốc Nitra Cuối TK 8 - 833

Đế quốc Moravia Vĩ đại 833 - 907
Công quốc Hungary 907 – 1000
Vương quốc Hungary 1000–1526
Đế quốc Hungary (vương thổ của Quân chủ Habsburg) 1526–1804
Đế quốc Áo 1804–1867
Đế quốc Áo-Hung 1867–1918
 Tiệp Khắc 1919–1939
Cộng hòa Slovakia Đầu tiên 1939–1945
 Tiệp Khắc 1945–1992

 Slovakia 1993–đến nay
Một Biatec ban đầu và bản sao của nó trên đồng xu 5-koruna

Sự định cư lâu dài được biết đến đầu tiên tại vùng này bắt đầu với Văn hóa Đồ gốm Thẳng, khoảng năm 5000 TCN tại thời đại đồ đá mới. Khoảng năm 200 TCN, bộ lạc Boii người Celt thành lập khu định cư lớn đầu tiên, một thị trấn có lũy bao quanh được gọi là là một oppidum. Họ còn tạo ra sở đúc tiền, tạo ra xu bạc được gọi là biatec.[14]

Gerulata

Vùng này chịu ảnh hưởng của La Mã từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 4 SCN và được gộp thành một phần của phòng tuyến biên giới Danubia.[15] Người La Mã giới thiệu cách trồng nho cho vùng này và bắt đầu một truyền thống làm rượu vang, thứ mà vẫn tồn tại đến ngày nay.[16]

Người Slav đến từ phía Đông giữa thế kỷ 5 và 6 trong Giai đoạn Di cư.[17] Để phản ứng lại sự tấn công dữ dội bởi Người Avar Pannonia, tộc Slav địa phương nổi dậy và tạo ra Đế quốc Samo (623–658), thực thể chính trị đầu tiên được biết đến của người Slav. Trong thế kỷ thứ 9, các lâu đài (Brezalauspurc) và Devín (Dowina) tại Bratislava là các trung tâm quan trọng của quốc gia Slav này: Lãnh đại NitraMoravia Vĩ đại.[18] Các học giả đã tranh cãi trong việc xác định các pháo đài của hai lâu đài này được xây tại Moravia Vĩ đại, dựa trên những lý lẽ về ngôn ngữ bởi vì thiếu bằng chứng khảo cổ học thuyết phục.[19][20]

Tài liệu chữ viết đầu tiên đề cập đến khu dân cư có tên là "Brezalauspurc" có niên đại từ năm 907 và liên quan đến Trận Pressburg, khi đó quân Bavaria bị đánh bại bởi người Hungary. Nó có liên kết với sự thất thủ của Moravia Vĩ đại, nước mà đã bị suy yếu từ bên trong trước đó[21] và dưới sự tấn công của người Hungary.[22] Vị trí chính xác của trận chiến vẫn chưa được biết rõ, và một số phân tích đặt vị trí này phía tây Hồ Balaton.[23]

Pressburg vào thế kỷ 17

Trong thế kỷ thứ 10, lãnh thổ của Pressburg (nơi sau này trở thành hạt Pozsony) trở thành một phần của Hungary (gọi là "Vương quốc Hungary" từ năm 1000). Nó phát triển thành một trung tâm kinh tế và quản lý chính tại vùng biên của quốc gia này.[24] Vị trí chiến lược này khiến thành phố này trở thành vị trí thường xuyên xảy ra chiến tranh, nhưng cũng đem lại sự phát triển kinh tế và trạng thái chính trí cao của nó. Nó được trao "đặc quyền thị trấn" năm 1291 bởi Vua Andrew III của Hungary,[25] và được công nhận là thị trấn hoàng gia tự do năm 1405 bởi Vua Sigismund. Năm 1436 ông ấy ủy quyền thị trấn sử dụng ấn chương của riêng nó.[26]

Vương quốc Hungary bị đánh bại bởi Đế quốc Ottoman trong Trận Mohács năm 1526. Người Thổ Nhĩ Kỳ bao vây và phá hủy Pressburg, nhưng không chiếm được nó.[27] Do người Ottoman chiếm sang lãnh thổ của Hungary, thành phố này được thiết kế trở thành thủ đô mới của Hungary năm 1536, trở thành một phần của quân chủ Habsburg của Áo và đánh dấu sự khởi đầu một thời kỳ mới. Thành phố trở thành nơi đăng quang và trụ sở của vua, tổng giám mục (1543), tầng lớp quý tộc và tất cả các tổ chức và cơ quan lớn. Giữa năm 1536 và 1830, mười một vua và nữ hoàng Hungary lên ngôi tại Nhà thờ lớn Thánh Martin.[28] Thế kỷ 17 được đánh dấu bằng những cuộc nổi dậy chống lại Habsburg, chiến tranh với người Thổ Nhĩ Kỳ, lũ lụt, bệnh dịch hạch và các thảm hoạ khác, làm giảm dân số.[29]

Lễ đăng quang của Maria Theresa năm 1741

Pressburg phát triển thịnh vượng trong thế kỷ 18 dưới thời Nữ hoàng Maria Theresa,[30] trở thành thành phố lớn nhất và quan trọng nhất tại Hungary.[31] Dân số tăng gấp ba lần, nhiều địa điểm mới,[30] tu viện, biệt thự, và đường sá được xây dựng, và thành phố trở thành trung tâm của đời sống văn hóa và xã hội của vùng.[32] Wolfgang Amadeus Mozart có một buổi hòa nhạc năm 1762 tại Cung điện Pálffy. Joseph Haydn biểu diễn năm 1784 tại cung điện Grassalkovich. Ludwig van Beethoven là một khách mời năm 1796 tại Cung điện Keglević.[33][34]

Thành phố này bắt đầu mất đi tầm quan trọng của nó dưới thời con của Maria Theresa, Joseph II,[30] đặc biệt sau khi Vương miện Thần thánh bị lấy sang Viên năm 1783 để cố gắng làm mạnh hơn liên minh giữa Áo và Hungary. Nhiều cơ quan trung tâm sau đó chuyển đến Buda, theo sau bởi một phần lớn quý tôc.[35] Tờ báo đầu tiên bằng tiếng Hungary và tiếng Slovakia được xuất bản tại đây: Magyar hírmondó năm 1780, và Presspurske Nowiny năm 1783.[36] Vào thế kỷ 18, thành phố trở thành một trung tâm Phong trào Quốc gia Slovakia.

Pressburg trong một bức tranh năm 1787

Lịch sử thế kỷ 19 của thành phố này gắn liền với các sự kiện quan trọng của châu Âu. Hòa ước Pressburg giữa Áo và Pháp được ký tại đây năm 1805.[37] Lâu đài Theben bị phá hủy bởi đội quân người Pháp của Napoleon trong cuộc xâm lược năm 1809.[38] Năm 1825 Hội Học tập Quốc gia Hungary (hiện nay là Viện hàn lâm Khoa học Hungary) được thành lập tại Pressburg bằng cách sử dụng tiền quyên góp của István Széchenyi. Năm 1843 tiếng Hungary được công bố là ngôn ngữ chính thức trong luật pháp, quản lý công cộng và giáo dục theo nghị viện thành phố.[39]

Để phản ứng lại cuộc cách mạng năm 1848, Ferdinand Vluật Tháng tư, nó bao gồm sự bãi bỏ của nông nô, tại Cung điện Tổng giám mục.[40] Thành phố chọn phe cách mạng Hungary, nhưng bị chiếm bởi Áo vào tháng 12 năm 1848.[41]

Công nghiệp phát triển nhanh trong thế kỷ 19. Đường tàu ngựa kéo đầu tiên tại Vương quốc Hungary,[42] từ Pressburg đến Szentgyörgy Svätý Jur, được xây dựng năm 1840.[43] Một đường tàu mới tới Viên sử dụng đầu máy xe lửa hơi nước được mở cửa năm 1848, và một đường tới Pest năm 1850.[44] Nhiều viện nghiên cứu mới về công nghiệp, tài chính và các lĩnh vực khác được thành lập, ngân hàng đầu tiên tại Slovakia hiện nay được thành lập năm 1842.[45] Cầu cố định đầu tiên bắc qua sông Danube, Starý most, được xây năm 1891.[46]

Pressburg thế kỷ 19

Trước Chiến tranh Thế giới thứ I, thành phố này có dân số 42% là người Đức, 41% người Hungary và 15% Slovakia (cuộc điều tra dân số 1910). Sau Chiến tranh Thế giới thứ I và sự hình thành của Tiệp Khắc vào ngày 28 tháng 10 năm 1918, thành phố này bị sáp nhập vào một bang mới mặc cho sự phản đối của nghị viện thành phố.[47] Dân cư Hungary và Đức chiếm phần lớn ở đây cố gắn ngăn chặn sự sáp nhập của thành phố này vào Tiệp Khắc và tuyên bố nó là một thành phố tự do. Tuy nhiên, Quân đoàn Tiệp Khắc chiếm được thành phố vào ngày 1 tháng 1 năm 1919, và biến nó thành một phần của Tiệp Khắc.[47] Thành phố trở thành trụ sở của các cơ quan và tổ chức chính phủ Slovakia và trở thành thủ đô của Slovakia vào ngày 4 tháng 2.[48] Vào ngày 12 tháng 2 năm 1919 cư dân Đức và Hungary bắt đầu biểu tình chống làm sự chiếm đóng của Tiệp Khắc, nhưng Quân đoàn Tiệp Khắc nổ súng vào những người biểu tình không có vũ trang.[49]

Vào ngày 27 tháng 3 năm 1919, tên Bratislava được sử dụng chính thức lần đầu.[50] Bị bỏ lại không có sự bảo vệ nào sau sự rút lui của quân đội Hungary, nhiều người Hungary bị trục xuất hoặc bỏ trốn.[51] Người Séc và Slovakia chuyển nhà đến Bratislava. Giáo dục bằng tiếng HungaryĐức giảm hẳn tại thành phố này.[52] Theo cuộc điều tra dân số Tiệp Khắc năm 1930, dân số Hungary tại Bratislava giảm xuống còn 15,8% (xem Nhân khẩu học Bratislava để biết thêm chi tiết).

Năm 1938, Đức Quốc Xã sáp nhập quốc gia nằm cạnh là Áo vào Anschluss; sau đó cũng vào năm đó nó sáp nhập cả các thị xã mà lúc đó còn tách biệt khỏi Bratislava là Petržalka và Devín dựa trên yếu tố dân tộc, vì nhưng nơi này có rất nhiều người gốc Đức.[53][54] Bratislava được tuyên bố là thủ đô của Cộng hòa Slovakia đầu tiên vào ngày 14 tháng 3 năm 1939, nhưng bang mới này nhanh chóng chịu ảnh hưởng bởi Quốc Xã. Năm 1941–1942 và 1944–1945, Chính phủ Slovakia phối hợp trục xuất khoảng 15.000 người Do Thái khỏi Bratislava;[55] họ bị chuyển đến những trại tập trung, nơi hầu hết bị giết hoặc chết trước khi cuộc chiến kết thúc.[56]

Sự tàn phá của Khối Đồng Minh tại nhà máy công nghiệp công ty Apollo tại Bratislava, tháng 9 năm 1944, Thế chiến thứ IIĐài tưởng niệm chiến tranh Slavín tưởng nhớ Hồng quân Liên Xô giải phóng Slovakia trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Bratislava bị ném bom bởi Khối Đồng Minh, bị chiếm đóng bởi quân đội Đức năm 1944, và cuối cùng bị chiếm bởi quân Phương diện quân Thảo nguyên của Liên Xô vào ngày 4 tháng 4 năm 1945.[53][57] Vào cuối Thế chiến thứ II, hầu hết người dân tộc Đức tại Bratislava được giúp di cư bởi những nhà cầm quyền người Đức. Một số người trở lại sau trận chiến, nhưng nhanh chóng bị trục xuất không được mang theo tài sản dưới sắc lệnh Beneš,[58] là một phần của chiến dịch trục xuất người Đức khỏi Đông Âu có tính lan tỏa.

Sau khi Đảng Cộng sản giành được quyền tại Tiệp Khắc vào tháng 2 năm 1948, thành phố này trở thành một phần của Khối phía Đông. Thành phố sáp nhậtp những vùng đất mới, và dân số tăng đáng kể, trở thành 90% người Slovakia. Phần lớn các khu định cư bao gồm nhà nhà tấm được đúc sẵn cao tầng, như là ở khu Petržalka, được xây dựng. Chính phủ cộng sản cũng xây một số công trình lớn, như là cầu Most Slovenského národného povstania và trụ sở Đài phát thanh Slovakia.

Năm 1968, sau sự cố gắng không thành công của Tiệp Khắc để giải phóng khỏi chế độ Cộng sản, thành phố bị chiếm bởi quân của Khối Warszawa. Không lâu sau, nó trở thành thủ đô của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovakia, một trong hai quốc gia được giải phóng của Tiệp Khắc.

Sự bất đồng của Bratislava báo trước sự sụp đổ của Cộng sản với cuộc biểu tình nến tại Bratislava năm 1988, và thành phố trở thành một trong những trung tâm đi đầu về Cách mạng Nhung chống Cộng năm 1989.[59]

Năm 1993, thành phố này trở thành thủ đô của nước Cộng hòa Slovakia mới lập sau Sự chia cắt Tiệp Khắc.[60] Trong những năm 1990 và đầu thế kỷ 21, nền kinh tế của nó phát triển mạnh nhờ có đầu tư từ nước ngoài. Thành phố này cũng tổ chức một số sự kiện chính trị và văn hóa quan trọng.[cần giải thích]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bratislava http://www.yerevan.am/ http://www.yerevan.am/en/partner/sister-cities/ http://www.yerevan.am/pages.php?lang=1&id=184&page... http://burgenland.orf.at/stories/229622/ http://concise.britannica.com/ebc/article-9357955/... http://www.bratislava.climatemps.com/ http://www.czech-transport.com/fne-portal/index.ph... http://www.eupolitix.com/EN/Forums/City+of+Bratisl... http://www.globalautoindex.com/maker.plt?no=2082 http://www.oxfordreference.com/view/10.1093/acref/...